Chúng tôi thường được người dùng hỏi vì sao họ nên sử dụng WordPress thay vì các dịch vụ viết blog miễn phí khác như Blogger, Ghost, Tumblr,…? Medium là nền tảng viết blog miễn phí phát triển nhanh, cho phép mọi người tạo ra các stories và không gian cá nhân của riêng họ trên web. Trong bài này, chúng tôi sẽ so sánh WordPress và Medium với ưu, nhược điểm của mỗi nền tảng.
Notes: Xin lưu ý rằng so sánh này giữa các trang WordPress.org và Medium chứ không phải WordPress.com và Medium. Vui lòng xem hướng dẫn của chúng tôi về sự khác biệt giữa WordPress.org và WordPress.com.
- Quyền sở hữu nội dung của bạn
- Phát triển thành thương hiệu riêng của bạn
- Khả năng thiết kế
- Tự do di chuyển
- Tùy chọn hỗ trợ
- Tính bảo mật
- Tính tương lai
1. Quyền sở hữu nội dung của bạn
– Medium là một cộng đồng trực tuyến miễn phí, nơi mọi người có thể chia sẻ những câu chuyện của họ. Nó rất dễ sử dụng, đáng tin cậy, và có tính năng kết nối mạng xã hội.
Tuy nhiên, bạn không sở hữu Medium, mà nó thuộc sở hữu của “A Medium Corporation“, và họ có thể quyết định đóng cửa, thông báo các gói giá mới hoặc hủy tài khoản của bạn bất cứ lúc nào.
– Ngược lại thì, WordPress cho phép bạn sở hữu nội dung của riêng bạn. Nếu bạn có host để lưu trữ website, thì bạn có toàn quyền kiểm soát dữ liệu và những gì mà bạn chia sẻ.
2. Phát triển thành thương hiệu riêng của bạn
– Khi bạn sử dụng Medium, bạn đang quảng bá thương hiệu của họ cùng với các câu chuyện của bạn. Bạn không được trả tiền cho điều đó. Nếu bạn không phải là tác giả nổi tiếng, thì người dùng Medium sẽ nhớ là đã đọc một câu chuyện trên Medium, nhưng không nhớ tên của bạn.
Medium cũng là một network, nghĩa là nội dung từ các tác giả khác thường được hiển thị dưới dạng những câu chuyện tiếp theo bên dưới câu chuyện của riêng bạn. Do đó mà người dùng(users) của bạn cũng đọc được các bài viết của các thương hiệu và tác giả khác.
– Còn trên WordPress, bạn hoàn toàn có quyền kiểm soát cách bạn muốn quảng bá thương hiệu của mình. Khi trang web phát triển phổ biến, tự bạn quyết định làm thế nào để tận dụng nội dung đó và nhận dạng thương hiệu của mình. Nội dung và ý tưởng của bạn được ghi nhận theo tên của bạn.
Vì bạn có toàn quyền kiểm soát trang web WordPress của mình, nên bạn có thể làm nhiều điều hơn để tăng thời gian, “giữ chân” được người dùng ở lại đọc các bài viết trên trang wordpress của mình.
3. Khả năng thiết kế
– Medium cho phép bạn chọn bố cục cho ấn phẩm của mình. Bạn có thể thêm logo, background color hoặc hình ảnh của riêng mình vào tiêu đề. Đối với layout bạn có thể chọn bố trí dựa trên grid hoặc stream. Trình chỉnh sửa kéo và thả này rất dễ sử dụng và cung cấp nhiều tuỳ chọn .
Tuy nhiên, các ấn phẩm của bạn được giới hạn xuất hiện trong các lựa chọn có sẵn của Medium. Bạn không thể chọn thiết kế và bố cục của riêng mình cho trang web của mình.
– Trong khi đó WordPress cung cấp cho bạn hàng ngàn themes đủ cả miễn phí và có phí. Những themes này được thiết kế bởi các chuyên gia với thiết kế sáng tạo và các tùy chọn, tùy biến không giới hạn.
WordPress cung cấp cho bạn sự linh hoạt để xây dựng một trang web độc đáo theo ý tưởng bạn. Nếu bạn có thể chi tiêu nhiều hơn một chút, bạn có thể thuê nhà thiết kế và phát triển để tạo ra bất kỳ loại trang web nào có thể tưởng tượng được.
4. Tự do di chuyển
– Medium cho phép bạn export data của mình ở định dạng HTML. Điều này làm cho việc xuất dữ liệu của bạn xuống các nền tảng khác như WordPress rất khó khăn. Các phản hồi và lượt likes trên bài viết của bạn không thể export được.
Thiết lập redirects từ Medium sang WordPress gần như không thể. Ngay cả khi bạn đang sử dụng một custom domain trên Medium, bạn vẫn phải tự thiết lập chuyển hướng cho từng câu chuyện trên nền tảng mới của mình.
– Là một nền tảng nguồn mở, WordPress cung cấp cho bạn quyền tự do di chuyển tất cả nội dung của bạn. Bạn có thể nhập / xuất dữ liệu của mình từ WordPress bằng cách sử dụng các plugin importer.
Bạn cũng có thể nhập / xuất danh sách users và các comments. WordPress cũng đi kèm với các plugin sao lưu tuyệt vời cho phép bạn khôi phục và di chuyển trang web của bạn đến một máy chủ mới hoặc thậm chí một tên miền mới.
5. Tùy chọn hỗ trợ
– Medium đi kèm với tài liệu hướng dẫn rộng rãi và hệ thống hỗ trợ dựa trên ticket. Hiện tại, hỗ trợ miễn phí cho tất cả người dùng. Các câu trả lời được phản hồi bởi các staff của Medium và thời gian phản hồi của họ phụ thuộc vào số lượng yêu cầu hỗ trợ mà họ có trong quá trình chờ giải quyết.
– WordPress là một dự án dựa vào cộng đồng. Nó chiếm hơn 26% của tất cả các trang web trên internet. Hỗ trợ cộng đồng miễn phí thông qua trang web WordPress.org.
Ngoài ra, bạn sẽ tìm thấy hỗ trợ WordPress trên vô số các nền tảng của bên thứ ba như StackExchange, YouTube, SitePoint,… Thêm vào đó với blog này cũng chính là tài nguyên WordPress, chúng tôi đang cố gắng tạo thật nhiều bài viết liên quan đến WordPress để hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt là dành cho người mới bắt đầu.
6. Tính bảo mật
– Medium là một nền tảng được lưu trữ đầy đủ, có nghĩa là bạn không cần phải lo lắng về phần mềm. Nội dung của bạn được bảo mật cao bởi các máy chủ của Medium. Thông tin cá nhân của bạn được giữ an toàn bằng cách sử dụng các biện pháp an ninh tiêu chuẩn của ngành bảo mật.
– WordPress là một nền tảng tự tổ chức, tự lưu trữ. Điều này có nghĩa là bạn có trách nhiệm về an toàn và bảo mật cho trang web của mình. WordPress nổi tiếng về phản hồi nhanh của nó đối với các vấn đề bảo mật bằng các bản cập nhật trực tiếp được tự động cài đặt trên hàng triệu trang WordPress.
7. Tính tương lai
– Medium là một công ty tư nhân thuộc sở hữu của “A Medium Corporation“. Hiện tại, công ty có các tùy chọn kiếm tiền có giới hạn được cung cấp bởi các đối tác với các thương hiệu được chọn cho một số nhà xuất bản(người dùng Medium). Chúng ta không biết chắc tương lai sẽ ra sao khi dùng Medium. Nó có thể tồn tại và kiếm tiền, hoặc nó có thể biến mất như hàng tá các dịch vụ lưu trữ nội dung miễn phí khác trước nó.
– Còn WordPress là một dự án mã nguồn mở, do một cộng đồng gồm hàng ngàn nhà phát triển và người dùng độc lập quản lý. WordPress Foundation bảo vệ quyền tự do pháp lý của WordPress đảm bảo rằng dự án sẽ tiếp tục ngay cả khi các nhà phát triển cốt lõi rời khỏi dự án.
Nó đã tồn tài và phát triển khoảng hơn 13 năm và đã trở thành hệ thống quản lý nội dung lớn nhất trên thế giới. Thật an toàn để nói rằng WordPress sẽ tiếp tục được phát triển trong nhiều năm tới.
Chúng tôi hy vọng bài viết hữu ích với bạn, giúp bạn so sánh được những ưu và khuyết điểm của WordPress và Medium từ đó có thể quyết định được nền tảng bắt đầu cho những câu chuyện của mình!
Tham khảo wpbeginner.
Cháo anh, hiện tại em cũng đang làm việc ở Toyota, nhưng là đại lý ở Việt Nam. Cảm ơn anh vì bài viết bổ ích ạ ^^.
Đại lý là sao em, công ty chứ nhỉ