Bạn muốn start cho mình một blog cá nhân, hay một website kinh doanh,… nhưng đang không biết bắt đầu thế nào? Bạn có thể có nhiều lựa chọn, nhưng trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ cùng bàn về WordPress và HTML. Đâu lợi thế của việc sử dụng WordPress so với trang web HTML tĩnh? Và nếu bắt đầu với HTML tĩnh thì có phải dễ dàng hơn không? Trong bài này, chúng ta sẽ so sánh WordPress với HTML tĩnh và để xem lựa chọn nào là tốt nhất cho website của bạn. Let’s go.
– Nội dung bài viết:
1. WordPress là gì?
– WordPress là một hệ thống quản trị nội dung (CMS – Content Management System). CMS cho phép bạn quản lý trang web của bạn từ giao diện người dùng thân thiện.
– Bạn có thể thực hiện tất cả thay đổi trên trang web của mình từ khu vực quản trị viên (admin), việc thực hiện này rất dễ dàng, ngay cả đối với người mới bắt đầu.
– Hiện nay có rất nhiều CMS trên mạng, tuy nhiên WordPress là một trong những CMS phổ biến nhất bởi vì nó chiếm gần 26% của tất cả các website trên internet.
– Điều quan trọng là bạn chú ý không nhầm WordPress.org với WordPress.com. WordPress là mã nguồn mở CMS có trên WordPress.org. Mặt khác, WordPress.com là một dịch vụ lưu trữ blog. Để hiểu hơn về vấn đề này, bạn xem bài viết sự khác biệt giữa WordPress.org và WordPress.com.
Ưu điểm của việc sử dụng WordPress
– Dễ dàng cập nhật – Bạn chỉ cần đăng nhập vào trang quản trị WordPress và thêm các trang mới mà không phải trả tiền cho nhà phát triển của mình. WordPress rất dễ sử dụng và có một giao diện người dùng trực quan, giúp bạn dễ dàng tạo hoặc cập nhật các trang trên website của mình.
– Template chuyên nghiệp – Có hàng ngàn mẫu templates sẵn có mà bạn có thể sử dụng trên website của mình. Những themes (chủ đề) này được phát triển bởi các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới.
– Cực kỳ mạnh mẽ – Các websites WordPress có thể dễ dàng mở rộng với các plugin. Bằng cách cài đặt plugin, bạn có thể thêm bất kỳ chức năng nào vào website hiện tại như thêm form liên hệ, thêm hệ thống booking, thêm bộ sưu tập ảnh và hơn thế nữa,…
– Kiểm soát hoàn toàn và Quyền sở hữu – Bạn có toàn quyền kiểm soát website, tên miền và nội dung của nó. Bạn có thể thực hiện bất kỳ thay đổi nào bạn muốn và không giới hạn số lượng trang web của bạn có thể phát triển trong mức độ phổ biến, lưu lượng truy cập, bán hàng và người dùng.
Nhược điểm của việc sử dụng WordPress
– Cần có thời gian luyện tập – Mặc dù WordPress rất dễ sử dụng nhưng phải mất một thời gian đối với hầu hết người mới bắt đầu để làm quen và tìm hiểu. Có rất nhiều trợ giúp từ internet, youtube,… để giúp bạn vượt qua những khó khăn ban đầu một cách nhanh chóng, nhưng sẽ mất một ít nỗ lực.
– Bảo trì – Bạn sẽ chịu trách bảo mật WordPress, cài đặt plugin và các themes được cập nhật để tất cả mọi nội dung được hiển thị một cách tốt nhất.
2. Một website HTML tĩnh là gì?
– HTML (Hypertext Markup Language) là ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng để hiển thị các trang web. Là một hệ thống tiêu chuẩn để gắn thẻ các tập tin văn bản để đạt được font chữ, màu sắc, đồ họa, và các hiệu ứng siêu liên kết trên các trang World Wide Web. Hầu hết các trang web trên internet sử dụng HTML với nhiều ngôn ngữ đánh dấu và kịch bản để tạo các trang web.
– Thông thường bạn sẽ cần thuê một nhà phát triển web để tạo một trang web HTML. Họ sẽ sử dụng HTML, CSS, JavaScript,… và một số công nghệ khác để xây dựng trang web của bạn. Trường hợp bạn biết về HTML, CSS,… thì cũng có thể tự tạo website cho mình được.
– Hệ thống quản trị nội dung (CMS) như WordPress sử dụng cơ sở dữ liệu để lưu trữ và truy xuất nội dung. Khác với các websites HTML sẽ lưu tất cả các nội dung của bạn trong các file tĩnh, như các file text bình thường.
Ưu điểm của một website HTML
– Không cần quan tâm đến bảo trì – Khi website của bạn đang hoạt động, bạn không cần phải cài đặt bất kỳ bản cập nhật hoặc sao lưu thường xuyên. Nếu không có gì thay đổi, bạn chỉ có thể sao lưu trang web của bạn một lần và quên nó đi.
– Yêu cầu thấp – Các trang web HTML không cần máy chủ cài đặt PHP hoặc MySQL, mà có thể chạy trên máy chủ rẻ hơn với các nguồn lực thấp. Mặc dù hầu hết các công ty lưu trữ web tốt đều hỗ trợ PHP và MySQL.
Nhược điểm của một website HTML
– Không cập nhật – Trừ khi bạn biết HTML / CSS, các trang web HTML tĩnh có thể rất khó cập nhật cho người mới bắt đầu. Bạn sẽ cần phải thuê một nhà phát triển ngay cả đối với các tác vụ nhỏ hơn như thêm trang mới, cập nhật nội dung cũ hoặc tải lên video hoặc hình ảnh.
– Không có tính năng bổ sung – Nếu doanh nghiệp của bạn phát triển và bạn muốn thêm một tính năng vào trang web của mình như store, khảo sát hoặc cuộc thăm dò, thư viện,… Tất cả điều này sẽ yêu cầu bạn phải thuê một nhà phát triển và trong nhiều trường hợp họ sẽ khuyên bạn để chuyển sang WordPress.
– Chi phí – Bạn có thể thấy rằng, với website tĩnh bạn sẽ phải thuê người phát triển thậm chí cho các chức năng nhỏ nhất, chi phí của một website HTML có thể sẽ nhiều hơn một website WordPress.
3. Lựa chọn nào tốt hơn? WordPress hay HTML?
– Bây giờ chúng ta đã biết những ưu và nhược điểm của các website WordPress HTML. Chúng ta hãy cùng thảo luận về cái nào là tốt hơn để bắt đầu cho website của bạn ;).
– Nếu bạn chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ muốn cập nhật, thay đổi, hoặc thêm bất cứ điều gì mới vào trang web, thì bắt đầu với một trang web HTML. Nó sẽ nhanh hơn và sẽ phục vụ ngay cho mục đích của bạn.
– Nếu bạn muốn có sự tự do và quyền kiểm soát trang web của mình và không lãng phí tiền để trả cho các nhà phát triển mỗi khi muốn thêm hình ảnh, chỉnh sửa nội dung, thêm tính năng mới,… thì WordPress rõ ràng là sự lựa chọn tốt hơn.
– Sử dụng WordPress bạn có thể thêm nội dung vào trang web mà không cần thuê bất cứ ai. Và có thể tạo bao nhiêu trang tùy ý vào bất kỳ lúc nào.
– Bạn sẽ là một phần của một cộng đồng toàn cầu của các cá nhân, doanh nghiệp sử dụng WordPress để quản lý sự hiện diện trực tuyến của họ. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều trợ giúp miễn phí, tài nguyên, công cụ và plugin để phát triển website của mình mỗi ngày.
– Thay vì trả tiền cho nhà phát triển để làm những thứ nhỏ nhất, bạn có thể chi tiêu số tiền đó để phát triển kinh doanh với WordPress.
Có thể bạn quan tâm: 11 mẹo để giữ người đọc ở lại website của bạn lâu hơn.
Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan và so sánh được WordPress với HTML, từ đó có giải pháp tốt nhất để bắt đầu một website của mình. Chúc bạn thành công!
Tham khảo wpbeginner.
[…] hết mọi người không quen chỉnh sửa với HTML / CSS. Đây là lý do tại sao các plugin WordPress sẽ hữu ích cho việc thêm các […]
[…] tuyến (inline frame) được sử dụng trong một trang web để load một tài liệu HTML khác bên trong nó, tức là người dùng có thể nhúng (embed) hình ảnh, video hay […]
[…] do bảo mật, thẻ iFrame sẽ biến mất trong WordPress khi chuyển từ Visual Mode sang HTML Mode hoặc ngược lại. Nhưng bạn cũng đừng lo lắng, chúng tôi có một cách để […]
[…] Chắc bạn đã từng thấy một số trang web khi rê chuột vào link sẽ hiển thị một bản xem trước (live preview) nội dung của liên kết. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một popup jQuery hiển thị ảnh chụp màn hình của trang web được liên kết. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách hiển thị bản xem trước (live preview) như vậy trong WordPress. […]
[…] nghĩa, JavaScript được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng website. Cùng với HTML và CSS, JavaScript là một trong ba công nghệ cốt lõi của World Wide Web. JavaScript […]
[…] mình? Các plugin nén hình ảnh cho phép bạn dễ dàng tối ưu hóa hình ảnh trong WordPress để có tốc độ và hiệu suất tốt hơn. Trong bài này, chúng tôi sẽ so sánh các […]
[…] Sử dụng nút này sẽ thêm một chút mã HTML vào bài đăng của bạn, từ mã HTML này mà chúng tôi có thể sử dụng để tuỳ […]
[…] tượng. Cách truyền thống để làm điều đó là sử dụng các thuộc tính HTML là <iFrame>. Để thực hiện việc này, chỉ cần lấy URL của trang bạn muốn […]
[…] sung thêm chức năng tạo và tùy chỉnh các nút bấm (buttons) vào trình soạn thảo WordPress? Đó chính xác là những gì plugin này có thể làm cho bạn. […]
[…] chọn khả thi đối với nhiều người, đặc biệt nếu họ thiếu kiến thức về HTML và […]
[…] của bạn. Bạn có thể thêm thư viện video trên bất kỳ bài viết hoặc trang WordPress nào bằng cách sử dụng các mã […]