Wordpress

YouTube vs Vimeo – Kênh video nào tốt hơn cho wordpress?

YouTube vs Vimeo – Kênh video nào tốt hơn cho wordpress?
Được viết bởi Minh Hoàng

Series chia sẻ thủ thuật blog WordPress từ cơ bản đến nâng cao, cùng nhiều plugins, themes hữu ích.

Khi upload video trực tuyến, YouTubeVimeo là hai nền tảng phổ biến nhất trên thị trường. Đó là lý do tại sao chúng ta thường được hỏi về YouTubeVimeo – cái nào tốt hơn? Cả hai nền tảng này đều tuyệt vời với ưu và khuyết điểm riêng. Trong bài này, chúng tôi sẽ so sánh YouTubeVimeo và chia sẻ những ưu, khuyết điểm của chúng để giúp bạn quyết định được nền tảng video sử dụng nhé!

Youtube vs Vimeo - Cuộc chiến có cân sức !?

Youtube vs Vimeo – Cuộc chiến có cân sức !?


Tại sao cần đến YouTube hay Vimeo cho video wordpress?

– Nếu bạn muốn bắt đầu một blog, thì WordPress là nền tảng blog phổ biến nhất được những người có kinh nghiệm khuyên dùng. Việc upload trực tiếp các video lên WordPress là có thể, nhưng bản thân nó không được thiết kế để play được video.

– Hơn nữa, video thường là các file có dung lượng lớn và hầu hết các nhà cung cấp hosting WordPress không cung cấp các máy chủ tối ưu hóa cho video. Nếu nhiều người dùng truy cập vào các video trên trang web của bạn cùng lúc, thì điều này có thể làm hỏng máy chủ của bạn. Và mỗi người dùng có thể kết nối internet nhanh chậm khác nhau. Các video chất lượng cao của bạn sẽ mất nhiều thời gian để load trên các kết nối internet chậm hơn.

– Vì thế chúng ta cần có giải pháp khác. Đó chính là YouTubeVimeo. Hai nền tảng lưu trữ video này có tài nguyên máy chủ và công nghệ để cung cấp một trải nghiệm video tuyệt vời hơn nhiều so với WordPress. Quan trọng nhất, bạn có thể dễ dàng nhúng các video này trong WordPress.

– Và ngay sau đây, chúng ta hãy cùng xem YouTubeVimeo – Nền tảng nào tốt hơn cho các video WordPress của bạn?

  1. Chi phí
  2. Giới hạn upload
  3. Quy mô đối tượng và Phạm vi tiếp cận
  4. Kiểm soát video Privacy
  5. Chỉnh sửa video
  6. Tuỳ chọn kiếm tiền
1. Chi phí
1. Chi phí

Cả YouTube và Vimeo đều là các công ty vì lợi nhuận. Các options về giá của họ dựa trên cách họ kiếm tiền trực tuyến.

■ YouTube:

– YouTube là miễn phí. Chủ yếu bởi vì họ kiếm tiền bằng cách hiển thị các quảng cáo. Các quảng cáo này được hiển thị bên trong trình phát video, ở sidebar và bên trong ứng dụng YouTube.

– YouTube cũng cung cấp một loại subscription mất phí được gọi là YouTube Red cho người xem. Dịch vụ này cho phép người xem loại bỏ quảng cáo khi xem các video của YouTube.

YouTube Red

– Và với tư cách là người sáng tạo nội dung, bạn cũng có thể upload lên nhiều video yêu thích miễn phí. Khởi đầu, bạn sẽ không thể upload các video dài hơn 15 phút. Tuy nhiên, có thể tăng giới hạn này bằng cách xác minh tài khoản của bạn.

■ Vimeo:

– Mô hình kinh doanh của Vimeo khá khác so với YouTube. Họ kiếm tiền bằng cách bán dịch vụ lưu trữ video cho nhà xuất bản (người sáng tạo nội dung) và doanh nghiệp có thể cung cấp video cho người dùng trải nghiệm miễn phí.

– Họ cung cấp một loạt các gói khác nhau, bắt đầu từ gói free giới hạn lưu trữ 500MB dung lượng lưu trữ mỗi tuần và 25GB mỗi năm. Sau đó, bạn có thể nâng cấp lên các gói Vimeo Plus, Pro hoặc Business. Mỗi gói sẽ cung cấp giới hạn upload video và các tính năng khác nhau.

Vimeo Plans

– Gói free khá hạn chế về lưu trữ và các tính năng. Bạn có thể bắt đầu với gói Vimeo Plus, chi phí $7 một tháng và 5GB dung lượng lưu trữ mỗi tuần.

2. Giới hạn upload
2. Giới hạn upload

Cả hai nền tảng có các chính sách khác nhau liên quan đến nội dung video bạn có thể tải lên.

■ YouTube:

– Mặc định, bạn có thể upload các video không giới hạn, nhưng mỗi video phải dưới 15 phút. Tuy nhiên, sau khi xác minh tài khoản của bạn, bạn có thể upload các video có thời lượng phát lên đến 12 giờ hoặc kích thước file lên đến 128GB.

– Điều này rất tuyệt vời và khá fairly đối với tất cả mọi người, nhất là người chuyên sáng tạo nội dung kiếm tiền từ YouTube.

■ Vimeo:

– Vimeo có những hạn chế khác nhau về kích thước file upload cho mỗi gói:

  • Gói Free: 500MB mỗi tuần, tối đa 25GB mỗi năm.
  • Gói Plus: 5GB mỗi tuần, tối đa 250GB mỗi năm.
  • Gói Pro: 20GB mỗi tuần đến 1TB mỗi năm.
  • Gói Business: Không giới hạn hàng tuần và dung lượng lưu trữ lên tới 5TB.
3. Quy mô đối tượng và Phạm vi tiếp cận
3. Quy mô đối tượng và Phạm vi tiếp cận

Cả hai nền tảng đều cung cấp các tùy chọn chia sẻ video, có cộng đồng dùng riêng và các tính năng social riêng.

■ YouTube:

– Khi nói về quy mô và phạm vi đối tượng xem, YouTube có lợi thế rõ ràng.

YouTube Stats

– Nó thuộc sở hữu của Google, vì vậy nó được mọi người thấy nhiều hơn trong tất cả các sản phẩm khác của họ. Hầu như tất cả điện thoại Android trên thế giới đều được cài sẵn ứng dụng YouTube.

YouTube có một cộng đồng với hơn 1 tỷ người dùng, tức là một phần ba số lượng internet. Đây cũng là công cụ tìm kiếm được sử dụng rộng rãi thứ hai trên thế giới.

■ Vimeo:

– Vimeo có số lượng người dùng nhỏ hơn nhiều so với YouTube. Vimeo có hơn 170 triệu người dùng, và nó đang phát triển với một tốc độ đáng kể. Vimeo là nơi có số người sáng tạo nội dung sáng tạo nhất trên thế giới.

Vimeo Stats

– Ngoài các channels, nó cũng có tính năng Groups, nơi người dùng có thể tạo và tham gia vào các nhóm. Người dùng cũng có thể giới hạn nội dung video chỉ hiển thị đối với các thành viên của nhóm.

– Vimeo có một tính năng tìm kiếm khá tốt, cho phép người dùng tìm kiếm video, người, kênh và nhóm. Tính năng phát hiện nội dung của họ hiển thị các video có liên quan trong sidebar. Tuy nhiên, về thiết kế thì nó không đáng chú ý như trên YouTube.

4. Kiểm soát video Privacy
4. Kiểm soát video Privacy

– Không phải tất cả các nhà xuất bản đều muốn mọi người xem nội dung của họ. Ví dụ: nếu bạn bán các khóa học trực tuyến hoặc chạy một trang web thành viên, sau đó bạn muốn hạn chế quyền truy cập video, chỉ hiển thị đối với các subscribers trả tiền.

– Hãy cùng xem hai nền tảng này cho phép nhà xuất bản có thể làm gì để kiểm soát sự riêng tư của các video của họ.

■ YouTube:

– YouTube cung cấp ba thiết lập riêng tư cho các video bạn tải lên:

  • Public/Công khai – Bất kỳ ai cũng có thể truy cập video này. Chúng có thể được tìm kiếm, liệt kê và hiển thị trên YouTube.
  • Unlisted/Không công khai – Chỉ những người có URL mới có thể truy cập được những video này. Tuy nhiên, chúng sẽ không xuất hiện trong tìm kiếm trên YouTube hoặc các video có liên quan.
  • Private/Riêng tư – Những video này chỉ hiển thị cho bạn và những người dùng cụ thể mà bạn chọn.

YouTube Privacy

– Ngoài các cài đặt này, bạn cũng có thể tắt nhận xét về video của mình. YouTube còn cho phép bạn có quyền không cho phép nhúng video vào bất kỳ trang web nào, và dĩ nhiên thiết lập điều này thì bạn cũng không thể nhúng video đó vào trang WordPress của mình.

– YouTube không phải là nền tảng lý tưởng nếu bạn muốn lưu trữ các video riêng tư.

■ Vimeo:

– Vimeo cung cấp nhiều tùy chọn bảo mật hơn YouTube. Cài đặt bảo mật của họ cho phép bạn tạo video công khai, riêng tư hoặc không công khai. Bạn chỉ có thể chia sẻ video với người dùng mà bạn theo dõi.

– Đối với các users dùng gói trả phí của Vimeo thì cũng có thể hạn chế các video nhúng vào các trang web. Họ thậm chí có thể không cho phép các video của họ được xem trên chính Vimeo.com.

Vimeo Privacy

– Bạn cũng có thể bảo vệ video bằng mật khẩu và người dùng cần phải nhập mật khẩu đó để xem video. Sau đó, bạn có thể thêm những video này vào bài viết được bảo vệ bằng mật khẩu trên trang WordPress của mình.

– Nếu bạn muốn kiểm soát nhiều hơn về người xem video của bạn, thì Vimeo là một nền tảng tốt hơn.

5. Chỉnh sửa video
5. Chỉnh sửa video

Cả hai nền tảng cung cấp các công cụ tuyệt vời để upload, chỉnh sửa và quản lý video của bạn.

■ YouTube:

– YouTube cung cấp các tính năng chỉnh sửa video mạnh mẽ. Họ cung cấp trình chỉnh sửa video cho phép bạn tạo video từ các video, ảnh, tiêu đề và các nội dung đã tải lên trước đó của bạn.

– Bạn cũng có thể tạo video bằng cách sử dụng video và ảnh của bạn trong Google Photos. Các công cụ chỉnh sửa dựa trên web của họ cung cấp một quá trình tạo video đơn giản và dễ dàng.

Youtube Editing

– YouTube cũng cho phép bạn thêm liên kết, chú thích, phụ đề và phụ đề vào video của bạn. Nó cũng cung cấp tính năng phát trực tiếp, nơi bạn có thể phát trực tiếp các sự kiện, tin tức hoặc vlogs ngẫu nhiên.

■ Vimeo:

– Vimeo không cung cấp nhiều tính năng chỉnh sửa video như YouTube. Tuy nhiên, nó cung cấp tất cả những điều cơ bản bạn cần.

Vimeo Video Settings

– Nó cho phép bạn thêm tiêu đề, mô tả, thể loại, tags, license và xếp loại video. Bạn cũng có thể upload dòng chú thích và phụ đề lên video của mình. Với Vimeo bạn không thể thêm liên kết để có thể nhấp vào video của bạn.

– Điểm tốt nhất của Vimeo là bạn có thể thay thế video bằng phiên bản mới hơn mà không bị thay đổi URL hoặc thống kê video. Đây là điều bạn không thể làm trên YouTube.

– Tính năng này thực sự tiện dụng bởi vì nếu bạn đã nhầm lẫn hoặc chỉ cần cập nhật ảnh chụp màn hình trong hướng dẫn của mình, thì bạn có thể dễ dàng làm điều đó trong khi vẫn giữ tất cả số lượt xem và cùng một URL video trên trang web thành viên của bạn.

6. Tuỳ chọn kiếm tiền
6. Tuỳ chọn kiếm tiền

Cả hai nền tảng đều cho phép người dùng kiếm tiền trực tuyến từ video của họ.

■ YouTube:

– YouTube cho phép người sáng tạo nội dung tham gia chương trình đối tác YouTube bằng cách đăng ký Google Adsense để kiếm tiền từ video của họ. Tuy nhiên, trước tiên bạn cần tích lũy ít nhất 10.000 lượt xem cho kênh của mình trước khi bạn có thể tham gia chương trình.

YouTube Make Money

– YouTube cũng cho phép người sáng tạo nội dung sử dụng các tùy chọn kiếm tiền khác. Nhà xuất bản có thể bán sản phẩm trong video của họ, thêm các bài đánh giá có phí, tham gia chương trình liên kết, nhận nhà tài trợ cho video của họ, yêu cầu đóng góp và hơn thế nữa,…

– Nhiều người sáng tạo nội dung phổ biến nhất của YouTube sử dụng các nền tảng như Patreon, nơi người xem có thể trực tiếp hỗ trợ kênh của họ với sự đóng góp (donations).

■ Vimeo:

– Vimeo tự hào cung cấp nền tảng video không quảng cáo. Họ không có chương trình quảng cáo mà bạn có thể tham gia.

Vimeo Ondemand

– Tuy nhiên, họ cung cấp “Vimeo theo yêu cầu“. Là nơi bạn có thể bán video trực tiếp cho người xem. Bạn cần ít nhất một tài khoản Vimeo Pro để tham gia chương trình. Hãy nghĩ về điều này như là phiên bản của Netflix.

– Vimeo cũng cho phép bạn đề cập đến nhà tài trợ trong video của bạn, thêm liên kết trong mô tả video và yêu cầu người dùng hỗ trợ kênh của bạn trên các nền tảng như Patreon.

Kết luận:

YouTubeVimeo đều là nền tảng tuyệt vời cho các video WordPress của bạn. Tùy thuộc vào những gì bạn đang cố gắng để làm với các video, mà nền tảng này có thể sẽ tốt hơn so với nền tảng kia.

– Nếu bạn là blogger hoặc doanh nghiệp nhỏ muốn sử dụng video để xây dựng dựa trên subscriber và tiếp cận đối tượng rộng hơn thì YouTube sẽ tốt hơn cho mục tiêu của bạn.

– Nếu bạn đang tạo một trang web với các options membership hoặc bán các khóa học, thì bạn cần thêm sự riêng tư và trải nghiệm xem hàng đầu dành dành cho người dùng. Khi đó Vimeo là một lựa chọn tốt hơn.

– Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp bạn tìm hiểu hơn về YouTubeVimeo và từ đó có thể lựa chọn được nền tảng nào sẽ tốt hơn cho các video WordPress của mình. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo wpbeginner.

Cảm ơn bạn đã theo dõi. Đừng ngần ngại hãy cùng thảo luận với chúng tôi!

Giới thiệu

Minh Hoàng

Xin chào, tôi là Hoàng Ngọc Minh, hiện đang làm BrSE, tại công ty Toyota, Nhật Bản. Những gì tôi viết trên blog này là những trải nghiệm thực tế tôi đã đúc rút ra được trong cuộc sống, quá trình học tập và làm việc. Các bài viết được biên tập một cách chi tiết, linh hoạt để giúp bạn đọc có thể tiếp cận một cách dễ dàng nhất. Hi vọng nó sẽ có ích hoặc mang lại một góc nhìn khác cho bạn[...]

7 bình luận

Translate »