Wordpress

CMS là gì? Các CMS phổ biến hiện nay

CMS là gì? Các CMS phổ biến hiện nay
Được viết bởi Minh Hoàng

Series chia sẻ thủ thuật blog WordPress từ cơ bản đến nâng cao, cùng nhiều plugins, themes hữu ích.

CMS là viết tắt của Content Management System, hay còn gọi là hệ thống quản trị nội dung nhằm mục đích giúp dễ dàng quản lý, chỉnh sửa nội dung như là tin tức điện tử, báo chí hay các media hình ảnh, video, … Hệ thống CMS giúp tiết kiệm thời gian quản lý, chi phí vận hành và bảo trì nên hiện nay có rất nhiều công ty sử dụng. Không chỉ là công ty mà hiện nay các blog cá nhân cũng ra đời với số lượng không hề nhỏ, và họ chọn giải pháp sử dụng CMS nhằm dễ dàng xây dựng website và quản lý nội dung, bên cạnh đó còn tiết kiệm được chi phí xây dựng website.

CMS - Content Management System

CMS – Content Management System


Chức năng chính của CMS là:
  • Tạo, lưu trữ nội dung.
  • Chỉnh sửa nội dung.
  • Truyền tải và chia sẻ nội dung.
  • Tìm kiếm và phân quyền người dùng.

– Về đặc điểm CMS thì nó cung cấp cho chúng ta một số tính năng như hệ thống quản lý media, hình ảnh, trình soạn thảo văn bản và điều đáng nói nhất là khả năng tùy biến giao diện rất cao. Có rất nhiều loại CMS như (W-CMS, E-CMS, T-CMS, ..) tuy nhiên trong bài này chúng ta sẽ đề cập đến W-CMS, tức là Website CMS.

– Tính cộng đồng và chi phí xây dựng CMS tương đối nhỏ hơn so với việc ngồi xây dựng từ đầu. Nói về tính cộng đồng thì đây là điểm rất mạnh mà CMS đang có. Giả sử bạn cần xây dựng một chức năng gì đó thì bạn sẽ lên các trang cộng đồng hỏi và đương nhiên bạn sẽ nhận được câu trả lời nếu bạn khéo léo trong việc đặt câu hỏi. Thêm vào đó là, việc chia sẻ các components, plugins, themes,… từ cộng đồng CMS là rất lớn giúp bạn có thể tự phát triển cho mình một website CMS một cách dễ dàng, nhanh chóng.

CMS - Được cộng đồng hỗ trợ rất mạnh

CMS – Được cộng đồng hỗ trợ rất mạnh


Các CMS thông dụng hiện nay:

– Người ta có thể dùng nhiều công nghệ, ngôn ngữ khác nhau để thiết kế nên một website. Với CMS cũng vậy, có nhiều loại CMS được viết bởi nhiều loại ngôn ngữ và tùy theo từng thuộc tính mà nó cũng có các chức năng, công dụng không hề giống nhau.

Một số CMS hiện nay

Một số CMS hiện nay


– Hiện nay, các CMS đang phổ biến và được sử dụng nhiều có thể kể đến trong danh sách sau đây:

● WordPress: Là CMS xây dựng bằng ngôn ngữ PHP đươc sử dụng nhiều và khá là phổ biến hiện nay trên toàn thế giới. Các trang web thường dùng CMS WordPress là website bất động sản, wesite thương mại điện tử quy mô nhỏ, website bán hàng chuyên một ngành hàng,… WordPress sử dụng ngôn ngữ PHP để làm nền tảng.

CMS WordPress

● Joomla: Trước đây, ở Việt Nam Joomla từng là CMS được sử dụng phổ biến bởi điều hướng dễ dàng và không quá phức tạp, và người thực hiện hay sử dụng CMS Joomla không cần đòi hỏi phải có chuyên môn cao. Về sau, CMS có dấu hiệu chững lại và không còn là “ông hoàng” như trước. Tuy nhiên Joomla chỉ đứng sau WordPress và vẫn là lựa chọn của nhiều đơn vị muốn sở hữu website có giao diện đẹp.

CMS Joomla

● Drupal: Với các website có quy mô trung bình hoặc lớn, CMS Drupal là một lựa chọn khá hữu ích và ổn định. Drupal được đánh giá cao ở sự linh hoạt, có khả năng tùy chỉnh tốt và còn có thể mở rộng thêm nhiều tính năng nhờ hệ thống plug-in đa dạng. Drupal có thể sử dụng để xây dựng được các web thuộc lĩnh vực Tin tức, thương mại điện tử, các trang web theo yêu cầu…. Drupal được xây dựng dựa trên nền tảng PHP.

CMS Drupal

● Magento: CMS Magento sử dụng ngôn ngữ PHP làm nền tảng và MySQL làm nơi lưu trữ dữ liệu. Một ưu điểm dành cho các website sử dụng CMS này là Magento có mã nguồn mở nên bạn có thể tùy chỉnh các chức năng và cấu hình theo ý thích.

CMS Magento

● Opencart: Là một CMS mã nguồn mở phát triển dành cho các hệ thống bán hàng trực tuyến online hay còn gọi là thương mại điện tử. Nó được phát triển trên ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng mô hình MVC(L) để xây dựng cấu trúc.

CMS Opencart

– Ngoài ra, bạn cũng có thể nghe qua tên của một số CMS ít được phổ biến hơn do sự phức tạp hoặc giới hạn trong chức năng sử dụng của nó, tuy nhiên nó vẫn thu hút được tiểu bộ phận người dùng cho các mục đích cụ thể đặc biệt. Các CMS này bao gồm:

  • DotNetNuke (ASP)
  • Kentiko (ASP)
  • Liferay (JSP)
  • Mambo (PHP)
  • NukeViet (PHP)
  • PHP-Nuke (PHP)
  • Rainbow (ASP)
  • Typo3 (PHP)
  • Xoops (PHP)
  • Cake
  • Shopify

– CMS trong website quan trọng vì nó thực hiện được khá nhiều chức năng và giúp website hoạt động tốt hơn cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu một điều rằng không phải thiếu CMS thì website không thể hoạt động.

– Thực chất, trên thực tế vẫn có nhiều website được xây dựng mà không cần có CMS. Và việc lựa chọn hay sử dụng CMS nào nên được phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, nhu cầu kinh doanh của một doanh nghiệp để website của bạn được hoạt động trơn tru và mang lại hiệu quả tối ưu.

Cảm ơn bạn đã theo dõi. Đừng ngần ngại hãy cùng thảo luận với chúng tôi!

Giới thiệu

Minh Hoàng

Xin chào, tôi là Hoàng Ngọc Minh, hiện đang làm BrSE, tại công ty Toyota, Nhật Bản. Những gì tôi viết trên blog này là những trải nghiệm thực tế tôi đã đúc rút ra được trong cuộc sống, quá trình học tập và làm việc. Các bài viết được biên tập một cách chi tiết, linh hoạt để giúp bạn đọc có thể tiếp cận một cách dễ dàng nhất. Hi vọng nó sẽ có ích hoặc mang lại một góc nhìn khác cho bạn[...]

1 bình luận

Translate »