JavaScript

Thế nào là một chương trình JavaScript?

Thế nào là một chương trình JavaScript?
Được viết bởi Minh Hoàng

Series lập trình JavaScript, ngôn ngữ lập trình linh động, thực thi phía client.

Thế nào là một chương trình JavaScript?

– Một chương trình máy tính là một danh sách các “chỉ dẫn” (instructions) được “thực hiện” (executed) bởi máy tính.

– Trong một ngôn ngữ lập trình, các lệnh lập trình này được gọi là các câu lệnh (statements).

Ví dụ:
var x, y, z;  // Câu lệnh 1
x = 5;        // Câu lệnh 2
y = 6;        // Câu lệnh 3
z = x + y;    // Câu lệnh 4
Try it »

Một chương trình JavaScript là một danh sách các câu lệnh lập trình.

Trong HTML, các chương trình JavaScript được thực thi bởi trình duyệt web.

1. Câu lệnh JavaScript

– Các câu lệnh JavaScript bao gồm: Giá trị, Toán tử, Biểu thức, Từ khóa và Chú thích.

– Câu lệnh bên dưới yêu cầu trình duyệt viết “Minh Hoàng Blog!” vào bên trong phần tử HTML có id = “demo”:

Ví dụ:
document.getElementById("demo").innerHTML = "Minh Hoàng Blog!";
Try it »

– Các câu lệnh được thực thi, từng dòng một, theo đúng thứ tự từ trên xuống dưới.

Các chương trình JavaScript (và các câu lệnh JavaScript) thường được gọi là mã JavaScript (JavaScript code).

2. Dấu chấm phẩy; kết thúc lệnh JavaScript

– Dấu chấm phẩy ; dùng để phân tách, phân biệt các câu lệnh JavaScript.

– Thêm dấu chấm phẩy ; ở cuối để kết thúc mỗi câu lệnh thực thi:

Ví dụ:
var a, b, c;     // Khai báo 3 biến
a = 5;           // Gán giá trị 5 cho biến a
b = 6;           // Gán giá trị 6 cho biến b
c = a + b;       // Gán giá trị tổng của a và b cho c
Try it »

– Khi được phân tách bằng dấu chấm phẩy; thì được phép ghi nhiều câu lệnh trên cùng một dòng:

Ví dụ:
a = 5; b = 6; c = a + b;
Try it »

– Có thể bạn đã thấy được ở đâu đó các ví dụ JavaScript không có dấu chấm phẩy; cuối câu lệnh.
– Các câu lệnh kết thúc bằng dấu chấm phẩy là không bắt buộc, nhưng rất được khuyến khích.

3. Khoảng trắng trong câu lệnh JavaScript

– JavaScript sẽ bỏ qua nhiều khoảng trắng. Do đó bạn có thể tùy chỉnh số khoảng trắng thích hợp trong câu lệnh sao cho dễ đọc.

– Các dòng sau là tương đương:

var person = "Minh Hoàng";
var person="Minh Hoàng";
var person   =   "Minh Hoàng";

4. Độ dài câu lệnh JavaScript và vị trí xuống dòng

– Để dễ đọc nhất, các lập trình viên thường muốn tránh các dòng code dài hơn 80 ký tự.

– Do đó, khi viết một câu lệnh JavaScript quá dài, bạn muốn xuống dòng thì vị trí tốt nhất để xuống dòng là sau một toán tử:

Ví dụ:
document.getElementById("demo").innerHTML =
"Minh Hoàng Blog!";
Try it »

5. Khối lệnh JavaScript

– Các câu lệnh JavaScript có thể được nhóm lại với nhau trong các khối mã (code blocks), bên trong dấu ngoặc nhọn {…}.

– Mục đích của các khối mã lệnh là định nghĩa các câu lệnh được thực hiện cùng nhau.

– Nơi mà bạn sẽ tìm thấy các câu lệnh được nhóm lại với nhau theo các khối, nằm trong các hàm JavaScript (JavaScript functions):

Ví dụ:
function myFunction() {
    document.getElementById("demo1").innerHTML = "Welcome to my blog!";
    document.getElementById("demo2").innerHTML = "www.minhhn.com";
}
Try it »

6. Từ khóa dùng trong JavaScript

– Các câu lệnh JavaScript thường bắt đầu bằng một từ khóa để xác định hành động JavaScript sẽ được thực hiện.
Chẳng hạn, từ khóa var thông báo cho trình duyệt tạo ra biến (variable):

Ví dụ:
var x, y;
x = 5 + 6;
y = x * 10;
Try it »

– Dưới đây là danh sách một số từ khóa bạn sẽ tìm hiểu trong series hướng dẫn học JavaScript trên blog này:

Từ khóa Mô tả
var Khai báo biến
break Kết thúc câu lệnh switch hoặc vòng lặp.
continue Nhảy lên, bắt đầu vòng lặp từ đầu.
debugger Ngừng thực thi JavaScript và gọi debugging function (nếu có)
do … while Thực hiện một khối câu lệnh và lặp lại khối, trong khi điều kiện còn là đúng (true)
for Đánh dấu một khối câu lệnh được thực hiện, miễn là điều kiện còn là đúng (true)
function Khai báo một hàm.
if … else Đánh dấu một khối câu lệnh sẽ được thực hiện, tùy thuộc vào điều kiện.
return Thoát một hàm.
switch Đánh dấu một khối câu lệnh sẽ được thực hiện, tùy thuộc vào các trường hợp khác nhau.
try … catch Thực hiện xử lý lỗi đối với một khối lệnh.
Cảm ơn bạn đã theo dõi. Đừng ngần ngại hãy cùng thảo luận với chúng tôi!

Giới thiệu

Minh Hoàng

Xin chào, tôi là Hoàng Ngọc Minh, hiện đang làm BrSE, tại công ty Toyota, Nhật Bản. Những gì tôi viết trên blog này là những trải nghiệm thực tế tôi đã đúc rút ra được trong cuộc sống, quá trình học tập và làm việc. Các bài viết được biên tập một cách chi tiết, linh hoạt để giúp bạn đọc có thể tiếp cận một cách dễ dàng nhất. Hi vọng nó sẽ có ích hoặc mang lại một góc nhìn khác cho bạn[...]

Translate »