Thông tin công nghệ

Hướng dẫn cài đặt macOS Sierra trên VMware Workstation

Hướng dẫn cài đặt macOS Sierra trên VMware Workstation
Được viết bởi Minh Hoàng

Series chia sẻ những thủ thuật máy tính hay, các tut hướng dẫn chi tiết giúp bạn áp dụng dễ dàng, nhanh chóng.

Trong bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách cài đặt macOS Sierra phiên bản 10.12 Final (được cập nhật vào ngày 20/09/2016) sử dụng phần mềm tạo máy ảo VMware Workstation Pro v12.5.6

1. Chuẩn bị

Download file cài đặt của hệ điều hành macOS Sierra 10.12 Final
(Phiên bản sử dụng thực hiện bài hướng dẫn này)

・ Link Google Drive (8 Parts)
Part 1 | Part 2 | Part 3 | Part 4 | Part 5 | Part 6 | Part 7 | Part 8

・ Link Mediafire (8 Parts)
Part 1 | Part 2 | Part 3 | Part 4 | Part 5 | Part 6 | Part 7 | Part 8

Hoặc download phiên bản macOS High Sierra 10.13
・ Link Google Drive (8 Parts)
Part 1 | Part 2 | Part 3 | Part 4 | Part 5 | Part 6 | Part 7 | Part 8

・ Link Mediafire (8 Parts)
Part 1 | Part 2 | Part 3 | Part 4 | Part 5 | Part 6 | Part 7 | Part 8

– Các bạn dùng phần mềm FFSJ 3.3 – Phần mềm cắt ghép file nhỏ gọn mạnh mẽ để ghép lại thành 1 file.

– Download Patch Tool dùng trong trình chạy VMware cài đặt macOS Sierra.

2. Giải nén file download

Sau khi download file ở bước 1 xong, thì chúng ta giải nén sẽ được file dùng để cài đặt macOS Sierra 10.12 có phần mở rộng là .vmdk như bên dưới:

File cài đặt macOS Sierra 10.12

File cài đặt macOS Sierra 10.12

3. Cài đặt VMware Workstation

– Việc cài đặt VMware Workstation cực kỳ đơn giản, chỉ cần Next > Next > … > Finish :D
Download VMware Workstation Pro v12.5.6 Build 5528349 Final

– Trong bài hướng dẫn này sẽ dùng VMware Workstation Pro phiên bản 12.5.6 Build 5528349 Final

VMware Workstation Pro v12.5.6 Build 5528349

VMware Workstation Pro v12.5.6 Build 5528349

4. Cài đặt Patch Tool cho VMware Workstation

Bạn giải nén file Patch Tool đã download ở bước 1, rồi mở folder right click lên file win-install.cmd và chọn Run as administrator để cài đặt tệp vá lỗi trong trình chạy VMware cài đặt macOS Sierra và các phiên bản cũ hơn.

Patch Tool > Run as administrator

Patch Tool > Run as administrator

5. Tạo máy ảo VMware Workstation

#5.1 Sau khi cài đặt VMware Workstationbước 3, giờ bạn mở VMware lên và click File > New Virtual Machine (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+N), sau đó chọn Typical(Recommended) và click Next.

Select Typical(Recommended) and click Next.

Select Typical(Recommended) and click Next.

#5.2 Tiếp theo chọn I will install the operating system later and click Next.

Choose I will install the operating system later, click Next

Choose I will install the operating system later, click Next

#5.3 Tiếp theo chọn Apple Mac OS X(M) từ danh sách các hệ điều hành và chọn macOS 10.12 từ danh sách phiên bản, rồi click Next.

Select Apple Mac OS X > macOS 10.12 > click Next

Select Apple Mac OS X > macOS 10.12 > click Next

#5.4 Tiếp theo bạn nhập tên bất kỳ máy ảo, mình đặt là macOS Sierra 10.12, và chọn folder để cài đặt macOS, rồi click Next.

Đặt tên cho máy ảo và chọn folder cài đặt macOS

Đặt tên cho máy ảo và chọn folder cài đặt macOS

#5.5 Tiếp theo chọn Store virtual disk as a single file, rồi click Next.

Select Store virtual disk as a single file, click Next

Select Store virtual disk as a single file, click Next

#5.6 Ở màn hình tiếp theo, bạn click Finish là xong bước tạo máy ảo VMware Workstation để cài đặt macOS ;)

6. Cấu hình máy ảo VMware Workstation

– Quay lại màn hình của VMware Workstation, bạn chọn tab macOS Sierra 10.12 (tên máy ảo đã đặt ở bước #5.4), click Edit virtual machine settings.

Cấu hình máy ảo VMware Workstation

Cấu hình máy ảo VMware Workstation

Lưu ý: Không chạy máy ảo trước khi các bước chỉnh sửa kết thúc thành công vì nó có thể tạo ra lỗi khi thiết lập các bước tiếp theo.

– Ở màn hình setting, chọn tab Hardware > Memory để set RAM cho máy ảo, thông thường sẽ set bằng 1/2 số RAM thật sự có của máy tính. Máy mình có 16GB RAM nên set RAM cho máy ảo là 8GB (8192)

Set RAM cho máy ảo

Set RAM cho máy ảo

– Tiếp theo chọn Processor, ở mục này thường set bằng 1/2 số processor thật sự có của máy, máy mình là 8 CPUs, nên mình set là 4.

■ Cách kiểm tra số processor thật sự có của máy
– Các bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R > nhập dxdiag > Enter

– Sẽ xuất hiện thông tin số processor như bên dưới:

Kiểm tra số Processor của máy

Kiểm tra số Processor của máy

Set số lượng processor cho máy ảo

Set số lượng processor cho máy ảo

– Tiếp theo chọn Hard Disk và click Remove.

Select Hard Disk, click Remove

Select Hard Disk, click Remove

– Sau đó, chúng ta sẽ tạo 1 ổ cứng mới cho máy ảo để cài đặt macOS, click Add chọn Hard Disk và click Next.

Tạo ổ cứng cho máy ảo để cài đặt macOS

Tạo ổ cứng cho máy ảo để cài đặt macOS

– Chọn SATA(Recommended) và click Next.

Chọn loại SATA(Recommended), rồi click Next

Chọn loại SATA(Recommended), rồi click Next

– Ở màn hình tiếp theo chọn Use an existing virtual disk và click Next.

Select Use an existing virtual disk, click Next.

Select Use an existing virtual disk, click Next.

– Tiếp theo browser đến file cài đặt macOS đã download và giải nén ở bước 2, xong click Finish

Chọn file cài đặt macOS rồi click Finish

Chọn file cài đặt macOS rồi click Finish

– Vậy là đã cấu hình xong máy ảo VMware Workstation để cài đặt macOS, bạn click OK.

7. Chỉnh sửa file VMX của macOS Sierra VM files

Bạn vào folder đã chỉ định cài đặt macOS như đã thiết lập ở bước #5.4, mở file macOS Sierra 10.12.vmx bằng Notepad, kéo xuống cuối cùng của file và thêm vào smc.version = “0”, rồi Ctrl+S để lưu lại.

Chỉnh sửa file macOS Sierra 10.12.vmx

Chỉnh sửa file macOS Sierra 10.12.vmx

8. Cài đặt macOS trên VMware Workstation

– Quay lại màn hình của VMware Workstation, bạn chọn tab macOS Sierra 10.12 (tên máy ảo đã đặt ở bước #5.4), click Power on this virtual machine.

Click Power on this virtual machine để cài đặt macOS

Click Power on this virtual machine để cài đặt macOS

– Chờ chút xíu sẽ xuất hiện màn hình Welcome > Chọn Country: United States, Japan,… > xong click Continue

Màn hình Welcome

Màn hình Welcome

– Và rồi cứ Next > Next > … đến khi hoàn thành, chúng ta sẽ có kết quả như thế này:

Màn hình Login của macOS Sierra

Màn hình Login của macOS Sierra

Giao diện macOS Sierra

Giao diện macOS Sierra

– Như vậy chúng ta đã vừa cùng nhau cài đặt xong HĐH macOS Sierra trên VMware Workstation. Chúc bạn thành công!

– Tuy nhiên bây giờ bạn click vào button bật Full-Screen trên máy ảo VMware Workstation thì macOS Sierra vẫn không hiển thị full màn hình được, mà nó vẫn có viền đen bao xung quanh như bên dưới, do đó bạn cần cài thêm VMware Tools trong bài viết này.

macOS Sierra chưa hiển thị được Full-Screen

macOS Sierra chưa hiển thị được Full-Screen

Cảm ơn bạn đã theo dõi. Đừng ngần ngại hãy cùng thảo luận với chúng tôi!

Giới thiệu

Minh Hoàng

Xin chào, tôi là Hoàng Ngọc Minh, hiện đang làm BrSE, tại công ty Toyota, Nhật Bản. Những gì tôi viết trên blog này là những trải nghiệm thực tế tôi đã đúc rút ra được trong cuộc sống, quá trình học tập và làm việc. Các bài viết được biên tập một cách chi tiết, linh hoạt để giúp bạn đọc có thể tiếp cận một cách dễ dàng nhất. Hi vọng nó sẽ có ích hoặc mang lại một góc nhìn khác cho bạn[...]

13 bình luận

Translate »